Trước khi nộp hồ sơ xin Visa du học Úc, học sinh cần được một trường tại Úc chấp nhận và cấp LOF, CoEs. Quy trình đối với visa bậc 1, 2 có một số thay đổi như sau...

Những thay đổi về điều kiện nhập học của các trường, quy định xét visa của Đại sứ quán Úc, chính sách nhập cư, ưu đãi với người mang visa phụ thuộc.

Tháng 3, 7 và 11 hằng năm là thời điểm các chính sách, quy định mới của Úc thường được đưa ra. Vì vậy, từ tháng 11/2012 đến nay, Chương trình Hỗ trợ tổng thể du học Úc nhận được rất nhiều thắc mắc của quý phụ huynh và học sinh, đặc biệt là sự thay đổi về quy định của các trường và Bộ di trú Úc.



Loạt bài này sẽ cập nhật các quy định mới nhất, đồng thời tư vấn các lộ trình học hợp lý, các giải pháp du học chi phí thấp.
Phần 1: Các thay đổi về điều kiện cấp thư mời (LOF) và giấy xác nhận đăng ký học (CoE) - Du học úc

Trước khi nộp hồ sơ xin Visa du học Úc, học sinh cần được một trường tại Úc chấp nhận và cấp LOF, CoEs. Quy trình đối với visa bậc 1, 2 có một số thay đổi như sau:

Bước 1: Gửi sang trường hồ sơ xin thư mời học gồm: Hồ sơ học tập (bằng + bảng điểm); Chứng chỉ tiếng Anh hoặc bài kiểm tra đầu vào; Hộ chiếu; Application Forms các khóa học dự định tham gia;

Ngoài những giấy tờ trên, một số trường còn bắt buộc gửi Personal Statement, CV, Hợp đồng lao động nếu sinh viên đã đi làm, hoặc một số tài liệu phù hợp với chuyên ngành như: các công trình nghiên cứu, các sản phẩm thiết kế…

Bước 2: Trường gửi thư mời học chính thức (không điều kiện)

Bước 3: Học sinh đóng tiền đặt cọc cho trường theo thư mời

Bước 4: Xin trường cấp CoEs

Để đảm bảo việc sinh viên du hoc uc đủ khả năng tài chính cho khóa học, có mục đích du học rõ ràng, tránh trình trạng nhiều sinh viên nghỉ quá 20% thời gian học quy định hoặc trốn ra ngoài đi làm, các trường đưa ra một số yêu cầu mới như: Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (Là các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của người bảo lãnh tài chính, hồ sơ vay nếu dùng tiền tài trợ từ các tổ chức tài chính…); Sổ tiết kiệm; Phỏng vấn qua điện thoại.

Đối với visa bậc 3, quy trình có khác với bậc 1, 2 là học sinh không phải đóng tiền đặt cọc cho trường theo thư mời trước khi nộp hồ sơ visa. Sau khi Lãnh sự quán xét hồ sơ xin visa và yêu cầu đóng tiền, học sinh mới đặt cọc để bổ sung CoEs.
1.Thay đổi về cấp độ xét visa
Cấp độ xét 1 (AL1):

Hồ sơ xin visa dành cho sinh viên được nộp cùng với CoE (Confirmation of Enrolment) từ các trường đại học được chấp thuận ở Úc hoặc học thông từ các trường cao đẳng có trong danh sách hợp tác liên thông với từng trường đại học cụ thể. Sinh viên không phải chứng minh thu nhập bình quân, không cần IELTS khi xin visa du học và áp dụng với các pathways sau:

- English/Foundation/Diploma/Advanced Diploma + BA;

- English/Pre-master/Graduate Diploma/Certificate + MA;

- English + PhD;

- Vào học thẳng Ba/ Ma/ PhD.

Có thể nói đây là một sự thay đổi rất tích cực dành cho sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng có ý định đi Du học Úc. Bởi trước kia vấn đề chứng minh tài chính khi đi học đại học tại Úc luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với hầu hết các sinh viên. Với sự thay đổi này thì bộ phận xét duyệt visa sẽ không yêu cầu sinh viên cung cấp bằng chứng nguồn thu nhập. Tất cả các hồ sơ xin visa sinh viên sẽ được xét ở Tổng Lãnh Sự Quán Úc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Cấp độ xét 2 (AL2):

Dành cho học sinh học tại các trường không nằm trong danh sách các trường được chấp nhận vào AL1 và học sinh đăng kí học chương trinh phổ thông cần chứng minh thu nhập bình quân, có sổ tiêt kiệm.
Cấp độ xét 3 (AL3)

Dành cho những học sinh chỉ đăng ký:

- Tiếng Anh;

- Dự bị đại học (Foundation)

- Cao đẳng (Diploma)

- Cao đẳng nâng cao (Advanced Diploma)

- Các chứng chỉ dự bị thạc sỹ, graduate diploma, certificate mà các khóa học này không kết nối học sinh lên bậc học đại học hoặc sau đại học.

Du học sinh bị yêu cầu về chứng minh nguồn gốc thu nhập và có sổ tiết kiệm
2. Visa sinh viên du hoc uc được cấp sớm trước 4 tháng

Visa dành cho sinh viên có thể được cấp 4 tháng trước khi khóa học bắt đầu, tạo điều kiện cho sinh viên có thể sắp xếp việc hoàn thành thủ tục bảo hiểm y tế. Sinh viên không được phép làm việc cho đến khi bắt đầu khóa học.
3. Thay đổi trong quy đinh đăng kí học tiếng Anh

- Từ cuối năm 2011, người nộp đơn xin visa(subclass 570) diện học Anh văn bị xếp vào cấp độ 4 sẽ không cần phải cung cấp bằng chứng về trình độ tiếng Anh (IELTS 5.5) cho việc hỗ trợ xin visa nữa.

- Thời gian tối đa cho sinh viên giữ visa học phổ thông cần học Anh văn là 50 tuần, được áp dụng cho toàn cấp độ. Sự thay đổi này chỉ áp dụng cho những hồ sơ mới, không có giá trị đối với những người đã có visa và sẽ được đưa vào hoạt động nửa đầu năm 2012.

- Phụ huynh có visa dạng guardian được đăng ký học tiếng Anh.
4. Thay đổi trong quy định về việc hủy visa sinh viên

Việc tự động hủy visa sinh viên do sinh viên không đi học, trượt, không tuân theo quy định của trường… đã được hủy bỏ. Sinh viên có các quyền giải thích, khiếu nại hợp lý
5. Thay đổi về quy định làm thêm trong khi đang học

- Học sinh, sinh viên các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học, dự bị, thạc sĩ được phép làm việc 40h/2 tuần trong thời gian diễn ra khóa học . Như vậy sẽ tạo điều kiện linh hoạt hơn cho sinh viên trong công việc

- Học tiến sỹ không hạn chế giờ làm.
6. Về quy định ở lại làm việc sau khóa học

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thạc sĩ coursework được ở lại làm việc 2 năm

- Sinh viên tốt nghiệp thạc sỹ research được phép ở lại làm 3 năm

- Sinh viên học PhD được phép ở lại 4 năm

Visa làm việc sau khi tốt nghiệp được áp dụng cho tất cả các trường đại học và tất cả các ngành nghề, không buộc phải làm việc cho ngành nghề cố định nào. Những sinh viên đã tốt nghiệp sẽ được cấp visa này 6 tháng sau khi tốt nghiệp và phải đáp ứng một số điều kiện sau: trình độ tiếng Anh IETLS là 6.0 ( đối với từng môn), sức khỏe, an ninh và bảo hiểm y tế (bao gồm ít nhất là thời gian Du học tại Úc).

Chính sách visa ngày càng rộng mở hơn, tuy nhiên, việc xét duyệt các thông tin về việc học tập, thân nhân và gia đình học sinh, khả năng tài chính….sẽ kỹ lưỡng hơn, đảm bảo sự nghiêm túc trong học tập của sinh viên và quản lý sinh viên du học tốt hơn

0 comments :

Post a Comment

 
Top